Chứng thư định giá bất động sản theo luật là gì?
Chứng thư định giá bất động sản là văn bản được doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá lập làm căn cứ để các bên tham khảo khi đàm phán và quyết định giá mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, mua bất động sản. Mẫu chứng thư thẩm định giá được quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06 (Thông tư 28/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 03 năm 2015 ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06, 07).
Nội dung chứng thư thẩm định giá bất động sản
Chứng thư thẩm định giá bất động sản bao gồm những nội dung sau:
- Số hợp đồng thẩm định giá và/ hoặc văn bản yêu cầu/ đề nghị thẩm định giá;
- Thông tin về khách hàng thẩm định giá;
- Thông tin về tài sản thẩm định giá (tên và chủng loại tài sản, đặc điểm về pháp lý và kinh tế – kỹ thuật);
- Mục đích thẩm định giá;
- Thời điểm thẩm định giá;
- Căn cứ pháp lý; cơ sở giá trị của tài sản thẩm định;
- Giả thiết và giả thiết đặc biệt;
- Cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá;
- Những điều khoản loại trừ và hạn chế của kết quả thẩm định giá;
- Kết quả thẩm định giá cuối cùng;
- Họ tên, số thẻ và chữ ký của thẩm định viên được giao chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định giá đã ký; họ tên, số thẻ, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền trong lĩnh vực thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá và dấu của doanh nghiệp thẩm định giá trường hợp phát hành chứng thư tại doanh nghiệp thẩm định giá; họ tên, số thẻ, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá và dấu của chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá được phát hành chứng thư tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá theo ủy quyền của doanh nghiệp thẩm định giá;
- Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá;…
Chứng thư thẩm định giá bất động sản được lập thành ba (03) bản, có giá trị pháp lý như nhau: hai (02) bản giao cho khách hàng còn một (01) bản được lưu tại tổ chức, cá nhân định giá tài sản.
Quy trình thẩm định giá bất động sản
Bước 1: Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá
Cần xác định tổng quan về các vấn đề sau:
- Đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá có ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá;
- Đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá;
- Mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá;
- Cơ sở giá trị của thẩm định giá;
- Cơ sở giá trị của thẩm định giá.
Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá:
Khi lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ phạm vi, nội dung công việc, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá
Bước 3: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Bước 4: Phân tích thông tin
Khi đã hoàn thành thu thập thông tin có liên quan đến tài sản thẩm định giá và các tài sản so sánh để đánh giá tác động của các yếu tố đến kết quả thẩm định định giá cuối cùng
Bước 5: Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá
Bước 6: Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
Trong bài viết này, phần nào chúng ta đã biết về chứng thư thẩm định giá bất động sản và các bước trong quy trình khi thẩm đinh giá bất động sản. Nếu Quý Khách cần thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề thẩm định giá bất động sản, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá lợi thế thương mai hay thẩm định giá tài sản để định cư hay du học, hãy liên hệ ngay Công ty TNHH Thẩm định giá MHD (MHD), chúng tôi là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thẩm định giá chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam. Liên hệ ngay với MHD theo số điện thoại (028) 3515 3516 để để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.