TIN TỨC & SỰ KIỆN

Thẩm định giá tài sản tranh chấp

Giá trị tài sản là gì?

Giá trị của tài sản là giá trị cơ bản của tài sản đó tại thời điểm chuyển nhượng hoặc bán. Điều này thường được xác định theo nhiều yếu tố, bao gồm giá trị thị trường, yếu tố khu vực lân cận, chủ sở hữu trước đây và tình trạng của tài sản đó.

Các yếu tố như kỹ năng thương lượng, nhu cầu thị trường và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giá bán. Do đó, giá trị tài sản là một yếu tố trong nhiều loại tranh chấp về tài sản khác nhau.

Thẩm định giá tài sản

Thẩm định giá tài sản có thể hiểu là biện pháp thu thập chứng cứ do các bên đương sự tự thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá, nhằm tiến hành xem xét, xác định giá tài sản trong vụ việc dân sự và đưa ra kết luận pháp lí bằng văn bản về giá để làm căn cứ cho việc giải quyết quan hệ nội dung có tranh chấp trong vụ việc dân sự đang giải quyết tại Tòa án.

Thẩm định giá tài sản tranh chấp

Thủ tục định giá tài sản trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS). Xét tính chất pháp lý thì việc định giá tài sản trong các vụ án dân sự nói chung (trong đó bao hàm cả về các vụ án Dân sự, Hôn nhân & gia đình, Kinh doanh thương mại và Lao động) là khâu bắt buộc của Thẩm phán khi tiến hành xem xét, giải quyết các vụ án có liên quan đến tài sản đang tranh chấp và là yếu tố cốt lõi để giải quyết vụ án đúng pháp luật, nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác giải quyết, xét xử các vụ án vẫn còn nhiều bất cập, gây lúng túng khi Thẩm phán tiến hành giải quyết vụ án dân sự, nếu vụ án có tranh chấp về giá trị, chủng loại tài sản cần định giá thì việc định giá tài sản để giải quyết vụ án mang yếu tố bắt buộc, trừ trường hợp các đương sự không yêu cầu Tòa án định giá tài sản mà họ tự thỏa thuận về giá trị, chủng loại tài sản bằng văn bản và Tòa án ghi nhận sự thỏa thuận về việc thỏa thuận khối tài sản đó.

Toà án chỉ định giá tài sản, thẩm định giá tài sản khi thuộc một trong các trưòng hợp sau đây:

  • Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự vì lý do các bên đương sự không thỏa thuận được về giá của tài sản đang tranh chấp.
  • Các bên thoả thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định về giá của tài sản đang tranh chấp, nhưng có căn cứ chứng minh mức giá mà các đương sự thỏa thuận hoặc mức giá mà tổ chức thẩm định đưa ra thấp hơn giá thị trường tại địa phương nơi có tài sản tranh chấp hoặc thấp hơn khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối vối tài sản cùng loại nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí.

Trường hợp bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định để giao hồ sơ về cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại mà thời gian đã kéo dài, giá cả có nhiều biến động thì việc định giá lại tài sản chỉ được thực hiện khi một hoặc các bên đương sự yêu cầu. Do nhận thức pháp luật của nhân dân còn hạn chế, nên Tòa án cần phải hỏi các đương sự về biên bản định giá có trong hồ sơ, các đương sự có ý kiến gì khác về vấn đề này không? vẫn giữ biên bản định giá cũ hay yêu cầu định giá lại, lý do của yêu cầu và ghi lại các ý kiến đó vào biên bản. Nếu đương sự yêu cầu định giá lại và được chấp nhận thì đương sự phải nộp tạm ứng chi phí định giá. Nếu đương sự không yêu cầu định giá lại và đồng ý vối biên bản định giá trước đây, thì phải ghi rõ các nội dung này vào biên bản.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính mà thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan.

Trên cơ sở xem xét đốỉ tượng cần định giá là loại tài sản nào, có liên quan đến cơ quan chuyên môn nào? Ví dụ, định giá nhà đất thì ngoài đại diện cơ quan tài chính, cần mời cơ quan quản lý nhà đất, cơ quan xây dựng ở địa phương. Tùy theo từng đổỉ tượng cần định giá cụ thể mà xác định số lượng thành viên cần thiết. Đồng thời, nên mdi đại diện chính quyền địa phương cấp xã, phường nơi có tài sản định giá chứng kiến việc định giá. Trên cơ sở đó, Tòa án có công văn gửi cho các cơ quan chuyên môn đề nghị cơ quan đó cử cán bộ làm chủ tịch và ủy viên Hội đồng định giá. Trong công vãn cũng nên nói rõ tài sản cần định giá, yêu cầu cụ thể đối với chủ tịch Hội đồng định giá, ủy viên Hội đồng định giá và thời hạn cơ quan chuyên môn có công văn trả lời cho Tòa án biết việc cử ngưồi tham gia Hội đồng định giá. Sau khi cơ quan chuyên môn đã có công văn phúc đáp về việc cử người định giá, Thẩm phán phải kiểm tra những người được cử có đáp ứng các yêu cầu cụ thể mà Tòa án nêu trong công văn yêu cầu hay chưa? Kiểm tra xem có ai là người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, hoặc thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 52 bộ luật này không?

Công ty thẩm định giá tài sản uy tín tại Việt Nam

Công ty TNHH Thẩm định giá MHD (MHD) là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thẩm định giá chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam. Là một trong những doanh nghiệp có kinh nghiệm dày dặn trong việc chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn thẩm định giá (kinh doanh có điều kiện) như: thẩm định giá trị doanh nghiệp, thẩm định giá trị bất động sản, động sản, lợi thế thương mại và các tài sản khác (phục vụ cho các mục đích: M&A, hợp tác đầu tư, thế chấp vay vốn, chứng minh năng lực tài chính, mua sắm mới tài sản, thanh lý tài sản, mua, bán, chuyển nhượng bất động sản…). Ngoài ra MHD còn cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, bồi thường, giải phóng mặt bằng…Liên hệ ngay với MHD theo số điện thoại (028) 3515 3516 để để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *