THẨM ĐỊNH GIÁ ĐỘNG SẢN

Hiện nay, theo xu hướng quốc tế, các giao dịch động sản đều được một tổ chức tư vấn độc lập tư vấn thẩm định giá để đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong quá trình giao dịch tài sản.

Một động sản được đánh giá là sử dụng cao nhất và tốt nhất nếu tại thời điểm định giá cho thấy động sản đó đang được sử dụng hợp pháp cũng như đang cho thu nhập ròng lớn nhất hoặc có khả năng cho giá trị hiện tại của thu nhập ròng trong tương lai là lớn nhất, sử dụng cao nhất và tốt nhất đó có thể tồn tại và kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.

 
1. KHÁI NIỆM VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ ĐỘNG SẢN
Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị tài sản phù hợp với thị trường  tại một thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.
 
Thẩm định giá động sản bao gồm: Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các hàng hóa dịch vụ khác,…Trong từng trường hợp và mục đích thẩm định cụ thể được vận dụng khái niệm giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá. Thẩm định giá động sản là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thức tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp
Cũng như thị trường bất động sản thị trường máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, thiết bị, vật tư, hàng hoá gọi chung là thị trường động sản là “nơi” diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ có liên quan như trung gian, môi giới, tư vấn… liên quan đến động sản giữa các chủ thể tham gia vào thị trường.
 
Giá cả động sản phụ thuộc phần lớn vào quan hệ cung – cầu trên thị trường. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 01 ban hành theo quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ Tài Chính: Giá thị trường của Động sản là mức giá ước tính đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá giữa một bên là người sẵn sàng mua và một bên là người sẵn sàng bán trong một giao dịch khách quan và độc lập trong điều kiện thương mại bình thường.
 
Tuy nhiên, giá cả của Động sản còn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như những yếu tố mất cân bằng của thị trường do nhiều nguyên nhân không tính trước được như tính độc quyền, tính đầu cơ, các nhân tố cạnh tranh không lành mạnh … có những yếu tố xuất phát từ sự can thiệp của chính sách Nhà nước như điều chỉnh về chính sách thuế, hạn mức nhập khẩu …

Phương pháp so sánh/ so sánh trực tiếp
Phương pháp thu nhập (còn gọi là phương pháp đầu tư hoặc phương pháp vốn hóa)
Phương pháp chi phí ( phương pháp giá thành)
Phương pháp lợi nhuận ( hay phương pháp hạch toán)
Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh / phát triển giả định)

  • Thế chấp tài sản, bảo lãnh tín dụng;
  • Mua bán, chuyển nhượng, góp vốn liên doanh;
  • Thành lập doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp;
  • Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp;
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại;
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế ;
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư;
  • Các mục đích khác;

Quy trình thẩm định giá động sản tại MHD:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ pháp lý từ khách hàng;
  • Bước 2: Báo phí và thương thảo ký kết hợp đồng;
  • Bước 3: Lập kế hoạch thẩm định giá;
  • Bước 4: Khảo sát thực địa tài sản thẩm định giá và thu thập thông tin thị trường;
  • Bước 5: Phân tích, tính toán và lập chứng thư, báo cáo kết quả thẩm định giá;
  • Bước 6: Bàn giao kết quả thẩm định giá, thanh lý hợp đồng.